
- Often referred to by a brand name like Freon®
- As of 2010, R-22 was discontinued for use in new air conditioning systems
- R-22 is a hydro-chlorofluorocarbon (HCFC) which contributes to ozone depletion
- Often referred to by a brand name like Puron®
- Has been approved for use in new residential air conditioners
- Is a hydro-fluorocarbon (HFC) which does not contribute to ozone depletion
- Will become the new standard for U.S. residential air conditioning systems in 2015
- There is a limited supply of R-22 and its price will increase as supplies diminish
- R-410A offers greater efficiency, saving you in energy costs, and is much better for the environment
- Dry charged units typically offer much shorter warranty periods
TẠI SAO CHỌN MIANMI? +
MUA HÀNG -THANH TOÁN - GIAO HÀNG NHƯ THẾ NÀO? +
QUY TRÌNH MUA HÀNG 3 BƯỚC:
1 - ĐẶT HÀNG: |
||
2 - THANH TOÁN: - Đối với hàng đặt trước, Quý khách vui lòng thanh toán theo tiến độ hợp đồng. - Quý khách thanh toán vào một trong các tài khoản của cty MI AN MI dưới đây: |
||
![]() |
Tên tài khoản: CÔNG TY CỔ PHẦN MI AN MI
Số TK: 1137.4127
Tại Ngân hàng Vietbank- PGD Cộng Hòa, TP.HCM
|
|
![]() |
Tên tài khoản: CÔNG TY CỔ PHẦN MI AN MI
Số TK: 100.866.2384
Tại Ngân hàng SHB- CN Phú Nhuận, TP.HCM
|
|
![]() |
Tên tài khoản: CÔNG TY CỔ PHẦN MI AN MI
Số TK: 044.100.067.7485
Tại Ngân hàng Vietcombank- CN Tân Bình, TP.HCM
|
|
3 - GIAO HÀNG: - Hàng đặt sẽ giao theo tiến độ hợp đồng. |
MÁY NÉN ĐƯỢC BẢO HÀNH BAO LÂU? +
- Trong điều kiện được kiểm soát chặt chẽ về mặt kỹ thuật (thường áp dụng cho các đơn vị là nhà sản xuất) chúng tôi cam kết bảo hành, đổi mới nếu nguyên nhân hư hỏng thuộc về nhà sản xuất máy nén.
- Để máy nén hoạt động tốt người thợ cần bảo đảm tốt nhiều yêu cầu kỹ thuật: Trước khi đưa máy nén vào hệ thống cần bảo đảm hệ thống đã được vệ sinh sạch sẽ. Phải bảo đảm các thiết bị bảo vệ, thiết bị điều khiển còn hoạt động tốt, nguồn điện phải đủ điện áp. Phải xác định được nguyên nhân hư hỏng trước đó đề có biện pháp phòng ngừa. Phải phải xác định được mức độ tương thích của hệ thống với máy nén cần thay thế. Đối với hệ thống công suất lớn cần kiểm tra kỹ các thiết bị bảo vệ áp cao, áp thấp, quá dòng, ngược pha ...
- Đấu nối điện sai, kỹ thuật hàn không đúng, vận chuyển máy nén không đúng cách cũng là nguyên nhân gây hư hỏng máy nén.
Người tiêu dùng có thật sự hiểu những dòng điều hòa đang sử dụng? +
Điều hòa cục bộ, điều hòa Multi, điều hòa Trung tâm là những hệ thống điều hòa khác nhau về dãy công suất, tính năng, công nghệ phù hợp với các nhu cầu và không gian sử dụng khác nhau mà người dùng cần sự phân biệt rõ để có sự lựa chọn tốt nhất.
Điều hòa cục bộ
Điều hòa cục bộ, hay còn gọi là điều hòa thông thường, với đặc điểm chỉ có duy nhất một dàn nóng và dàn lạnh được nối với nhau bởi các đường ống gas, ống đồng, dây điều khiển. Đây cũng là dòng điều hòa được sử dụng phổ biến nhất hiện nay với ưu điểm: giá thành thấp, dãy công suất thấp từ 1HP (khoảng 9.000 Btu/h) đến 3HP (khoảng 27.000 Btu/h), có ứng dụng công nghệ Inverter tiết kiệm điện, lắp đặt dễ dàng, thường áp dụng cho những công trình nhỏ hoặc nhà ở.

Nhược điểm lớn nhất của dòng điều hòa này là việc lắp đặt các dàn nóng bên ngoài khu căn hộ làm ảnh hưởng đến cấu trúc kiến trúc và hiệu suất hoạt động, nhất là những căn hộ chung cư có diện tích ban công hẹp hay những ngôi nhà phố san sát, có mặt tiền nhỏ. Diện tích lắp đặt dàn nóng chật, các dàn nóng được lắp đặt sát nhau vừa gây mất mỹ quan vừa làm tổn hại đến máy nén dàn nóng vì không có đủ không gian để giải nhiệt, hơi nóng của dàn nóng này vừa thổi ra sẽ bị hút vào dàn nóng khác gây lãng phí điện năng cũng như giảm tuổi thọ thiết bị.
Hiện tại ở thị trường Việt, hầu hết các thương hiệu điều hòa đều có dòng sản phẩm này. Những thương hiệu điều hòa nhập khẩu nguyên chiếc bao gồm: Daikin, Panasonic, Fujitsu, Mitsubishi, Toshiba, Shap, Hitachi, Carrier… Hàng liên doanh có sản phẩm của LG, Samsung, Midea, Gree... và một số thương hiệu trong nước sản xuất như: Funiki, Nagakawa...
Điều hòa Multi
Điều hòa Multi kế thừa đầy đủ những ưu điểm của dòng điều hòa cục bộ, đồng thời giải quyết được vấn đề thẩm mỹ. Một dàn nóng Multi có thể kết nối lên đến 5 dàn lạnh khác nhau, giúp tối ưu hóa không gian lắp đặt dàn nóng. Ngoài ra, dòng Multi có các kiểu dàn lạnh: treo tường thông thường, kiểu dàn lạnh cassette, và kiểu dàn lạnh giấu trần có thể tăng vẻ sang trọng cho căn hộ. Dòng điều hòa Multi phù hợp với các căn hộ chung cư có diện tích dưới 80m2.
Điều hòa Multi có khả năng kết nối tổng công suất dàn lạnh bằng 200% công suất dàn nóng, điều này cho phép người dùng sử dụng tối ưu hệ thống điều hòa khi chạy không đồng thời tất cả dàn lạnh, giúp tiết kiệm được chi phí đầu tư thiết bị ban đầu.
Điều hòa trung tâm
Điều hòa trung tâm VRV do hãng Daikin của Nhật phát minh đầu tiên, hiện nay, nhiều hãng điều hòa Mitsubishi, Toshiba, LG... đã sản xuất dòng máy này và đặt dưới tên VRF hoặc nhiều tên gọi khác. Điều hòa trung tâm có đặc điểm chung là 1 dàn nóng có thể kết nối với rất nhiều dàn lạnh. Hệ thống có nhiều mẫu dàn lạnh đa dạng khác nhau, phù hợp cho những không gian yêu cầu cao về thiết kế nội thất.
Điều hòa VRV IV S, dòng điều hòa trung tâm mini của Daikin có 1 dàn nóng nhỏ gọn và hơn 20 kiểu dáng dàn lạnh với 99 mẫu sang trọng, phù hợp với mọi thiết kế. Đây là dòng điều hòa đươc thiết kế phù hợp với các căn hộ cao cấp có diện tích trên 100m2.
Đối với những không gian rộng như biệt thự, penthouse, điều hòa trung tâm VRV IV, mới nhất của Daikin là lựa chọn lý tưởng. VRV-IV có dãy công suất rộng từ 6HP - 60HP đáp ứng mọi nhu cầu về điều hòa cho không gian rộng. 1 dàn nóng VRV IV có thể kết nối lên đến 64 dàn lạnh khác nhau với nhiều thiết kế tinh tế và kiểu dáng sang trọng.
Điều hòa trung tâm được tích hợp nhiều công nghệ ưu việt, thông minh, đem đến tiện nghi và thoải mái cho người dùng. VRV-IV của Daikin tích hợp công nghệ heat-pump, bên cạnh tác dụng làm lạnh, hệ thống còn có khả năng đổi ngược chiều để sưởi ấm phù hợp với vùng khí hậu có mùa đông khắc nghiệt.
VRV IV sử dụng điều khiển trung tâm thông minh và độc lập, đồng thời còn có thể được điểu khiển bằng smartphone. VRV IV rất tiết kiệm điện năng nhờ tích hợp công nghệ VRT (thay đổi nhiệt độ của môi chất lạnh) giúp hệ thống giảm thiểu tối đa sự chênh lệch giữa nhiệt độ bay hơi và nhiệt độ ngưng tụ. Khi đó, máy nén dàn nóng làm việc ít hơn, dẫn đến điện năng tiêu thụ giảm đáng kể. Với 3 chế độ hoạt động: mạnh mẽ, nhanh, hoặc êm dịu, công nghệ đỉnh cao VRT đáp ứng mọi nhu cầu như làm lạnh nhanh, rút ngắn thời gian ổn định nhiệt độ, hay tăng hiệu suất hoạt động cho hệ thống.
A.D
Theo Trí thức trẻ
HỆ THỐNG KHO CẤP ĐÔNG +
Nguyên lý cấp đông của kho là làm lạnh bằng không khí đối lưu cưỡng bức. Sản phẩm cấp đông dạng block hoặc dạng rời được đặt trong các khay và chất lên các xe cấp đông. Xe cấp đông làm bằng vật liệu inox, có nhiều tầng, khoảng cách giữa các tầng đủ lớn để sau khi xếp các khay sản phẩm vào vẫn còn khoảng hở nhất định để không khí lạnh tuần hoàn đi qua. Không khí lạnh tuần hoàn cưỡng bức trong kho xuyên qua khe hở giữa các khay và trao đổi nhiệt về cả hai phía. Quá trình trao đổi nhiệt ở đây là trao đổi nhiệt đối lưu cưỡng bức, phía trên trao đổi trực tiếp với sản phẩm, phía dưới trao đổi qua khay cấp đông và dẫn nhiệt vào sản phẩm (hình 4-2).
Nhiệt độ không khí trong buồng cấp đông đạt –35oC. Do đó thời gian cấp đông khá nhanh, đối với sản phẩm dạng rời khoảng 3 giờ/mẻ, sản phẩm dạng block khoảng 7đến 9 giờ/mẻ.
Dàn lạnh kho cấp đông có thể treo trên cao hoặc đặt dưới nền. Đối với kho công suất lớn, người ta chọn giải pháp đặt nền, vì khối lượng dàn khá nặng. Khi treo trên cao người ta phải làm các giá treo chắc chắn đặt trên trần panel và treo lên các xà nhà.
Dàn lạnh kho cấp đông thường bám tuyết rất nhiều, do sản phẩm cấp đông còn tươi và để trần, nên phải được xả băng thường xuyên. Tuy nhiên không nên lạm dụng xả băng, vì mỗi lần xả băng bao giờ cũng kèm theo tổn thất nhiệt nhất định, đồng thời ngừng làm lạnh nên thời gian xả băng bị kéo dài. Người ta thường chọn giải pháp xả băng bằng nước cho dàn lạnh kho cấp đông.
Sơ đồ nguyên lý hệ thống và cấu tạo các thiết bị sử dụng trong các kho cấp đông tương đối đơn giản, dễ chế tạo.
Kho cấp đông có ưu điểm là khối lượng hàng cấp đông mỗi mẻ lớn. Tuy nhiên, do thời gian cấp đông khá lâu nên kho cấp đông ít được sử dụng.
Sơ đồ nguyên lý
Trên hình 4-1 là sơ đồ nguyên lý kho cấp đông sử dụng môi chất R22.
Sơ đồ hệ thống lạnh kho cấp đông môi chất R 22
1- Máy nén; 2- Bình chứa; 3- Bình ngưng; 4- Bình tách dầu; 5- Bình tách lỏng HN; 6- Dàn lạnh; 7- Tháp GN; 8- Bơm nước GN; 9- Bình trung gian; 10- Bộ lọc; 11- Bể nước; 12- Bơm xả băng
Hệ thống gồm các thiết bị chính sau đây
- Máy nén: Hệ thống sử dụng máy nén 2 cấp. Các loại máy nén lạnh thường hay được sử dụng là MYCOM, York-Frick, Bitzer, Copeland vv…
- Bình trung gian: Đối với hệ thống lạnh 2 cấp sử dụng frêôn người ta thường sử dụng bình trung gian kiểu nằm ngang. Bình trung gian kiểu này rất gọn, thuận lợi lắp đặt, vận hành và các thiết bị phụ đi kèm ít hơn.
Đối với hệ thống nhỏ có thể sử dụng bình trung gian kiểu tấm bản của Alfalaval chi phí thấp nhưng rất hiệu quả.
Đối với hệ thống NH3, người ta sử dụng bình trung gian kiểu đứng với đầy đủ các thiết bị bảo vệ, an toàn.
- Bình tách lỏng hồi nhiệt: Trong các hệ thống lạnh thường các thiết bị kết hợp một hay nhiều công dụng. Trong hệ thống frêôn người ta sử dụng bình tách lỏng kiêm chức năng hồi nhiệt. Sự kết hợp này thường làm tăng hiệu quả của cả 2 chức năng.
Bố trí bên trong kho cấp đông
1- Dàn lạnh; 2- Quạt dàn lạnh; 3- Trần giả; 4- Tấm hướng dòng; 5- Xe hàng
- Vỏ kho: Vỏ kho được lắp ghép từ các tấm panel polyurethan, dày 150mm. Riêng nền kho, không sử dụng các tấm panel mà được xây bê tông có khả năng chịu tải trọng lớn. Nền kho được xây và lót cách nhiệt giống như nền kho xây (xem hình 4-3). Để gió tuần hoàn đều trong kho người ta làm trần giả tạo nên kênh tuần hoàn gió (hình 4-2).
- Các thiết bị khác: Ngoài thiết bị đặc biệt đặc trưng cho hệ thống kho cấp đông sử dụng R22, các thiết bị khác như thiết bị ngưng tụ, bình chứa cao áp, tháp giải nhiệt vv.. không có điểm khác đặc biệt nào so với các hệ thống khác.
Kết cấu cách nhiệt và kích thước kho cấp đông
Kích thước kho cấp đông
Kích thước kho cấp đông rất khó xác định theo các tính toán thông thường vì bên trong kho cấp đông có bố trí dàn lạnh có kích thước lớn đặt ngay dưới nền, hệ thống trần giả tạo kênh tuần hoàn gió, khoảng hở cần thiết để sửa chữa dàn lạnh. Phần không gian còn lại để bố trí các xe chất hàng. Vì thế dựa vào năng suất để xác định kích thước kho cấp đông khó chính xác.
Kích thước kho cấp đông có thể tính toán theo các bước tính như kho lạnh (chương 2). Tuy nhiên cần lưu ý là đối với kho cấp đông hệ số chất tải nhỏ hơn kho lạnh nhiều.
Để có số liệu tham khảo và tính toán dưới đây chúng tôi giới thiệu kích thước của các kho cấp đông thường hay được sử dụng ở các xí nghiệp đông lạnh ở nước ta.
Cần lưu ý là khi tính theo hệ số chất tải cho ở bảng 4-4 cần nhân với 2 mới có dung tích thực kho cấo đông vì dung tích chứa hàng chỉ chiếm khoảng 50% dung tích kho, phần còn lại để làm trần giả và lắp đặt dàn lạnh.
Kích thước kho cấp đông thực tế
Kết cấu cách nhiệt kho cấp đông
Kết cấu cách nhiệt tường, trần
Tường và trần kho cấp đông được lắp ghép từ các tấm panel cách nhiệt polyurethan. Độ dày của tường kho cấp đông là 150mm. Cấu tạo của các tấm panel cũng gồm 3 lớp: Hai bên là lớp tôn mạ màu colorbond dày 0,5đến 0,6mm và ở giữa là polyurethan (bảng 4-5). Các tấm panel cũng được lắp ghép bằng khoá camlock chắc chắn
Các lớp cách nhiệt panel trần, tường kho cấp đông
Kết cấu cách nhiệt nền
Kết cấu cách nhiệt nền xây của kho cấp đông được trình bày trên hình 4-3 và bảng 4-6. Kết cấu cách nhiệt nền có các đặc điểm sau:
Để tránh cơi nền kho do hiện tượng đông đá phía dưới nền, ngay dưới lớp bê tông dưới cùng có bố trí các ống thông gió. Ống thông gió là các ống PVC 100 đặt cách nhau khoảng 1000mm, đi dích dắc, hai đầu ống đưa lên khỏi nền để gió bên ngoài có thể vào ra ống, nhằm thông gió tránh đóng băng.
Để đỡ lớp bê tông, tải trọng dàn lạnh và xe hàng phía trên tránh đè dẹt lớp cách nhiệt, người ta bố trí xen kẻ trong lớp cách nhiệt các gối gỗ. Gối gổ được làm từ loại gổ tốt chống mối mọt và mục do ẩm, thường sử dụng gổ nhóm 2. Khoảng cách hợp lý của các gối gổ là 1000đến 1500mm. Phía trên và dưới lớp cách nhiệt là các lớp giấy dầu chống thấm bố trí 2 lớp, các đầu ghép mí được dán kín tránh ẩm thâm nhập làm mất tính chất cách nhiệt lớp vật liệu. Vật liệu cách nhiệt nền có thể là styrofor hoặc polyurethan dày 200mm. Để tránh nước bên trong và ngoài kho có thể chảy xuống các lớp cách nhiệt nền theo các tấm panel tường, sát chân panel tường, phía trong và phía ngoài người ta xây cao một khoảng 100mm.
Các lớp cách nhiệt nền kho cấp đông
Kết cấu kho cấp đông 3,5 Tấn/mẻ
Trước khi lót lớp cách nhiệt, trên bề mặt lớp bê tông nền móng người ta quét một lớp hắc ín liên tục để chống thấm nước từ dưới nền móng lên lớp cách nhiệt.
Tính nhiệt kho cấp đông
Tổn thất nhiệt ở kho cấp đông gồm có:
- Tổn thất nhiệt qua kết cấu bao che.
- Tổn thất nhiệt do làm lạnh sản phẩm, khay cấp đông, xe cấp đông và tổn thất nhiệt do châm nước cho sản phẩm (dạng block)
- Tổn thất nhiệt do vận hành
+ Nhiệt do mở cửa
+ Nhiệt do xả băng
+ Nhiệt do đèn chiếu sáng
+ Tổn thất do người vào ra kho.
+ Nhiệt do động cơ quạt thải ra
Tổn thất do truyền nhiệt qua kết cấu bao che
Tổn thất qua kết cấu bao che được tính theo công thức:
Q1 = Q11 + Q12, W (4-10)
Q11 - Tổn thất qua tường, trần, W;
Q12 - Tổn thất qua nền, W.
Tổn thất qua tường, trần
Q11 = k.Ft.delta t, W (4-11)
Ft - Diện tích tường và trần, m2 ;
delta t = tKKN – tKKT ;
tKKN - Nhiệt độ không khí bên ngoài tường, oC
tKKT - Nhiệt độ không khí bên trong kho cấp đông tKKT =-35 oC
k - Hệ số truyền nhiệt của tường, trần, W/m2.K
α1 - Hệ số toả nhiệt bên ngoài tường, có thể lấy α1= 23,3 W/m2.K;
α2 - Hệ số toả nhiệt bên trong, lấy α2 = 10,5 W/m2.K tương ứng với trường hợp không khí đối lưu cưỡng bức mạnh trong kho.
Tổn thất qua nền
Nền kho cấp đông có thông gió nên có thể tính tổn thất nhiệt theo công thức sau đây
Q12 = k.F.(tN - tKKT), W (4-13)
F - Diện tích nền, m2 ;
tN - Nhiệt độ trung bình của nền, oC;
tKKT - Nhiệt độ không khí trong kho cấp đông, tKKT = -35oC;
Hệ số truyền nhiệt k được tính tương tự giống tường.
Nhiệt do làm lạnh sản phẩm
Nhiệt do làm lạnh sản phẩm Q2 gồm:
- Nhiệt do làm lạnh thực phẩm Q21, W;
- Nhiệt do làm lạnh khay cấp đông Q2 , W;
- Nhiệt do làm lạnh xe cấp đông Q23 , W;
- Ngoài ra một số sản phẩm khi cấp đông người ta tiến hành châm thêm nước để mạ 01 lớp băng trên bề mặt làm cho bề mặt phẳng, đẹp, chống ôxi hoá thực phẩm, nên cũng cần tính thêm tổn thất do làm lạnh nước Q24
Nhiệt do làm lạnh sản phẩm Q21
Tổn thất nhiệt do sản phẩm mang vào được tính theo công thức sau:
M – Khối lượng thực phẩm cấp đông cho một mẻ, kg;
i1, i2 - Entanpi của sản phẩm ở nhiệt độ đầu vào và đầu ra, J/kg;
Nhiệt độ sản phẩm đầu vào lấy theo nhiệt độ môi trường. Một số mặt hàng cấp đông trước khi cấp đông đã được làm lạnh ở kho chờ đông, nên có thể lấy nhiệt độ đầu vào t1 = 10đến 12oC.
Nhiệt độ trung bình đầu ra của các sản phẩm cấp đông phải đạt -18oC
t - Thời gian cấp đông của một mẻ. Thời gian cấp đông của các kho cấp đông tuỳ thuộc và dạng sản phẩm: dạng rời là 3 giờ; dạng block là 7đến 9 giờ.
Nhiệt do làm lạnh khay cấp đông Q22
Tổn thất nhiệt do khay cấp đông mang vào được xác định:
Mkh - Tổng khối lượng khay cấp đông, kg;
Cp - Nhiệt dung riêng của vật liệu khay cấp đông, J/kg.K;
+ Vật liệu nhôm: Cp = 921 J/kg.K;
+ Tôn tráng kẽm: Cp = 460 J/kg.K
t1, t2 - Nhiệt độ khay trước và sau cấp đông, oC;
t - Thời gian cấp đông, giây.
Đối với kho cấp đông, thực phẩm thường được đặt trên các khay cấp đông loại 5kg.
Các đặc tính kỹ thuật của khay 5 kg được dẫn ra trên bảng 4-7.
Thông số kỹ thuật khay cấp đông
Cấu tạo xe cấp đông
Nhiệt do làm lạnh xe cấp đông Q23
Xe cấp đông được chế tạo từ vật liệu inox dùng đỡ các khay cấp đông. Trên hình 4-4 là xe cấp đông loại chứa 125 kg hàng danh định, gồm có 3 ngăn và 9 giá đỡ. Khối lượng của xe là khoảng 40 kg.
CpX - Nhiệt dung riêng của vật liệu xe cấp đông, J/kg.K. Xe cấp đông làm bằng inox.
Mx - Tổng khối lượng xe chất hàng, kg
Mx = n . mx
n – Số lượng xe sử dụng;
mx – Khối lượng mỗi xe cấp đông, kg;
t1, t2 - Nhiệt độ xe trước lúc vào cấp đông và sau khi cấp đông xong, oC.
Nhiệt do làm lạnh nước châm Q24
Chỉ có sản phẩm dạng block mới cần châm nước. Đối với sản phẩm dạng rời quá trình mạ băng thực hiện sau cấp đông ở bên ngoài, sau đó có thể đưa vào khâu tái đông.
Mn – Tổng khối lượng nước châm, kg;
Khối lượng nước châm chiếm khoảng 5% khối lượng hàng cấp đông, thường người ta châm dày khoảng 0,5đến 1,0mm;
t - Thời gian cấp đông, Giây;
qo - Nhiệt lượng cần làm lạnh 1 kg nước từ nhiệt độ ban đầu đến khi đông đá hoàn toàn, J/kg.
Nhiệt làm lạnh 1 kg nước từ nhiệt độ ban đầu đến khi đông đá hoàn toàn qo được xác định theo công thức:
qo = Cpn.t1 + r + Cpđ.t2, J/kg (4-18)
Cpn - Nhiệt dung riêng của nước : Cpn = 4186 J/kg.K;
r - Nhiệt đông đặc : r = 333600 J/kg;
Cpđ - Nhiệt dung riêng của đá : Cpđ = 2090 J/kg.K;
t1 - Nhiệt độ nước đầu vào, lấy từ nước lạnh chế biến t = 5đến 7oC;
t2 - Nhiệt độ đá sau cấp đông bằng nhiệt độ trung bình của sản phẩm, tạm lấy : t2 = -15đến -18oC.
Thay vào ta có:
qo = 4186.t1 + 333600 + 2090.t2, J/kg (4-19)
Tổn thất nhiệt do vận hành
Tổn thất vận hành bao gồm:
- Tổn thất do mở cửa Q31, W;
- Tổn thất do xả băng Q32, W;
- Tổn thất do đèn chiếu sáng Q33, W;
- Tổn thất do người toả ra Q34, W;
- Tổn thất do động cơ quạt Q35, W.
Q3 = Q31 + Q32 + Q33 + Q34 +Q35, W (4-20)
Nhiệt do mở cửa Q31
Trong quá trình vận hành các kho cấp đông, người vận hành trong nhiều trường hợp cần phải mở cửa vào kiểm tra hàng, các thiết bị và châm nước, nên không khí thâm nhập vào phòng gây ra tổn thất nhiệt. Lượng nhiệt do mở cửa rất khó xác định. Có thể xác định lượng nhiệt mở cửa giống như kho lạnh như sau:
Q31 = B.F, W (4-21)
B - dòng nhiệt riêng khi mở cửa, W/m2;
F - diện tích buồng, m2.
Dòng nhiệt riêng khi mở cửa phụ thuộc vào diện tích buồng của kho cấp đông được đưa ra ở bảng dưới đây:
Dòng nhiệt riêng do mở cửa
Tổn thất nhiệt do xả băng
Giống như kho lạnh, ở kho cấp đông nhiệt xả băng đại bộ phận làm tan băng ở dàn lạnh và được xả ra ngoài kho, một phần truyền cho không khí trong phòng, kết quả sau khi xả băng, nhiệt độ trong phòng tăng lên đáng kể . Vì vậy cần tính đến tổn thất do xả băng mang vào.
Tổn thất nhiệt do xả băng mang vào được tính theo biểu thức sau:
Trong đó:
t - Thời gian cấp đông, giây;
Q32 – Tổn thất nhiệt do xả băng mang vào, W;
Q- Tổng nhiệt lượng do xả băng truyền cho không khí có thể tính theo tỷ lệ phần trăm lượng nhiệt xả băng hoặc dựa vào mức độ tăng nhiệt độ trong sau khi xả băng:
Q = pKK.V.CP.delta t, J (4-23)
pKK – Khối lượng riêng của không khí, pKK ≈ 1,2 kg/m3;
V- Dung tích kho cấp đông, m3 ;
Cp – Nhiệt dung riêng của không khí, J/kg.K ;
delta t - Độ tăng nhiệt độ không khí trong kho sau xả băng, oC
Dòng nhiệt do chiếu sáng buồng Q33
Dòng nhiệt do chiếu sáng có thể tính theo công thức sau:
Q33 = N (4-24)
N - Công suất đèn chiếu sáng, W.
Nếu không có số liệu của đèn chiếu sáng kho cấp đông có thể căn cứ vào mật độ chiếu sáng cần thiết cho kho để xác định công suất đèn.
Dòng nhiệt do người toả ra Q34
Đối với kho cấp đông, trong quá trình cấp đông rất ít khi có người vận hành ở bên trong kho, tổn thất này có thể bỏ qua. Khi cấp đông các sản phẩm block, người ta có thể tạm dừng để châm nước cho hàng, quá trình này tạo nên một tổn thất nhiệt nhất định.
Dòng nhiệt do người toả ra được xác định theo biểu thức:
Q34 = 350.n, W (4-25)
n - số người làm việc trong buồng.
350 - nhiệt lượng do một người thải ra khi làm công việc nặng nhọc: q=350 W/người.
Số người làm việc trong kho cấp đông cỡ 1đến 2 người
Dòng nhiệt do các động cơ quạt Q35
Dòng nhiệt do các động cơ quạt dàn lạnh có thể xác định theo biểu thức:
Q35 = 1000.N ; W (4-26)
N - công suất động cơ điện, kW.
Các buồng cấp đông có từ 2-4 quạt, công suất của quạt từ 1đến 2,2 kW
Khi bố trí động cơ ngoài kho cấp đông tính theo biểu thức:
Q35 = 1000.N.n , W (4-27)
n- hiệu suất động cơ
Cấu tạo một số thiết bị chính
Trong hệ thống lạnh kho cấp đông sử dụng môi chất R22 người ta thường sử dụng bình trung gian kiểu nằm ngang và bình hồi nhiệt tách lỏng. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu cấu tạo và đặc điểm của các bình đó.
Bình trung gian kiểu nằm ngang
Bình trung gian kiểu nằm ngang R22
A- Môi chất ra; B- Dịch lỏng vào; C- Dịch lỏng ra; D- Ống tiết lưu; E- ống môi chất vào
Trên hình 4-5 trình bày cấu tạo bình trung gian kiểu nằm ngang thường sử dụng cho hệ thống R22.
Bình trung gian kiểu nằm ngang có cấu tạo giống bình ngưng nhưng kích thước nhỏ hơn. Trong bình môi chất cuối quá trình nén cấp 1 được đưa vào bên trong ống trao đổi nhiệt, dịch lỏng cao áp đi bên ngoài ống
Các tấm ngăn có tác dụng làm dịch lỏng cao áp đi theo đường dích dắc để quá trình trao đổi nhiệt đều và hiệu quả hơn.
Bình trung gian kiểu nằm ngang có cấu tạo gọn, hiệu quả trao đổi nhiệt cao, giá thành rẻ, các thiết bị phụ đi kèm ít.
Bình hồi nhiệt tách lỏng
Bình tách lỏng hồi nhiệt kết hợp 2 chức năng: tách lỏng và hồi nhiệt
- Dòng dịch lỏng từ bình trung gian (hoặc bình chứa cao áp) được đưa qua ống xoắn để quá lạnh.
- Môi chất sau dàn lạnh trước khi được hút về máy nén được đưa vào bình tách lỏng để tách các giọt lỏng còn lại
Bình tách lỏng hồi nhiệt
A- Ga vào; B- Lỏng ra; C- Hồi lỏng; D- Lỏng vào; E- Ga ra
WHAT'S THE DIFFERENCE BETWEEN R22 AND R410A? +
One of the hottest discussions (pardon the pun) within the air conditioning and heating industry is the difference between two refrigerants – R-22 and R-410A. As a homeowner considering a purchase, it’s important that you understand the difference so you can make the best decision for your system. We’ve outlined below the main differences and why they matter.
R-22
R-410A
Performance Differences
Newer air conditioning models are designed to be used with R-410A for reliable and more efficient operation. Because R-410A can absorb and release more heat than R-22, your air conditioning compressor can run cooler, reducing the risk of compressor burnout due to overheating.
R-410A also functions at a higher pressure than R-22, so new compressors are built to withstand greater stresses, reducing the chance for cracking. If you were to put R-410A refrigerant into a system designed for R-22, the pressure would be too much and the unit would break.
All air conditioners use an oil to keep the compressor lubricated during operation. R-22 air conditioners use mineral oil and R-410A systems use synthetic oil. The synthetic oil is generally more soluble with R-410A than mineral oil is with R-22. This means the R-410A system operates more efficiently reducing wear and tear on the compressor.
Dry Charging
While R-22 was outlawed in 2010 for use in new units, some companies are taking advantage of the law by producing what’s known as ‘dry charge’ units. These are new units that don’t have the refrigerant installed at the factory. Instead, a technician is required to come out to your home and install the R-22 refrigerant. While this practice is technically legal, this isn’t the best option for the following reasons:
What have you heard about these two refrigerants? We can help give you unbiased answers!
Related Articles
SỰ CỐ VÀ NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG THƯỜNG XẢY RA VỚI MÁY LẠNH +
4/ Quá lạnh
Một số nguyên nhân:
Bộ điều khiển nhiệt độ (thermostat) bị hư.
Chỉnh nhiệt độ xuống quá thấp so với nhu cầu sử dụng.
6/ Áp suất hút thấp
Một số nguyên nhân:
Thiếu gas.
Lọc gió bị dơ.
Dàn lạnh bị dơ.
Van tiết lưu bị nghẹt.
Bầu cảm biến của van tiết lưu bị xì.
Không đủ không khí đi qua dàn lạnh.
Đường ống gas lỏng bị cản trở hoặc nghẹt
Van tiết lưu hay ống mao bị nghẹt hoàn toàn.
7/ Áp suất hút cao
Một số nguyên nhân:
Dư gas.
Tải quá nặng.
Vị trí lắp cảm biến không đúng.
Máy nén (Block) hoạt động không tốt.
8/ Áp suất nén thấp
Một nguyên nhân:
Thiếu gas
Máy nén hoạt động không hiệu quả.
9/ Áp suất nén cao:
Máy không lạnh hoặc yếu lạnh.
Một số nguyên nhân:
Dư gas.
Thiếu không khí hoặc nước giải nhiệt.
Không khí giải nhiệt không tuần hoàn.
Dàn ngưng tụ bị dơ hay bị nghẹt một phần.
Nhiệt độ của không khí hoặc nước giải nhiệt cao.
Có không khí hay khí không ngưng trong máy lạnh.
10/ Máy nén chạy và dừng liên tục do quá tải:
Máy không lạnh, ngắt liên tục, nhảy CB.
Một số nguyên nhân:
Dư gas.
Thiếu gas.
Điện thế thấp.
Cuộn dây contactor máy nén bị hư.
Dàn ngưng tụ bị dơ hay bị nghẹt một phần.
12/ Quạt dàn nóng không chạy
Một số nguyên nhân:
Ngắn mạch hay đứt dây.
Tụ điện bị hư hay ngắn mạch.
Cuộn dây contactor quạt bị hư.
Động cơ quạt bị ngắn mạch hay chạm vỏ.
Bộ điều khiển nhiệt độ (thermostat) bị hư.
14/ Máy nén và quạt dàn ngưng không chạy
Một số nguyên nhân:
Ngắt mạch hay đứt dây.
Cuộn dây contactor máy nén bị hư.
Bộ điều khiển nhiệt độ (thermostat) bị hư.
|
5/ Máy chạy liên tục nhưng không đủ lạnh
Một số nguyên nhân:
Thiếu gas.
Lọc gió bị dơ.
Dàn lạnh bị dơ.
Thiết kế phòng lớn.
Đường ống gas lỏng, nghẹt.
Không đủ không khí đi qua dàn lạnh.
Máy nén (Block) hoạt động không tốt.
Không khí giải nhiệt không tuần hoàn.
Dàn ngưng tụ bị dơ hay bị nghẹt một phần.
Có không khí hay khí không ngưng trong máy lạnh.
11/ Máy chạy và ngưng liên tục
Một số nguyên nhân:
Dư gas.
Thiếu gas.
Điện thế thấp.
Bầu cảm biến của van tiết lưu bị xì.
Cuộn dây contactor máy nén bị hư.
Đường ống gas lỏng bị cản trở hoặc nghẹt.
Dàn ngưng tụ bị dơ hay bị nghẹt một phần.
Van tiết lưu hay ống mao bị nghẹt hoàn toàn.
13/ Quạt dàn lạnh không chạy
Một số nguyên nhân:
Ngắn mạch hay đứt dây.
Tụ điện bị hư hay ngắn mạch.
Cuộn dây contactor quạt bị hư.
Động cơ quạt bị ngắn mạch hay chạm vỏ.
15/ Máy nén không chạy, quạt chạy
Một số nguyên nhân:
Máy nén bị kẹt.
Ngắn mạch hay đứt dây.
Tụ điện bị hư hay ngắn mạch.
Cuộn dây contactor máy nén bị hư.
Máy nén bị ngắn mạch hay chạm vỏ.
Bộ điều khiển nhiệt độ (thermostat) bị hư.
16/ Máy không chạy
Một số nguyên nhân:
Biến thế bị hư.
Lỏng mối nối điện.
Thiết bị an toàn mở.
Ngắn mạch hay đứt dây.
Đứt cầu chì hoặc vasitor.
Không có điện nguồn vào máy.
|
SỰ CỐ VÀ NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG THƯỜNG XẢY RA VỚI TỦ LẠNH +
- Phích cắm được kết nối đúng chưa?
- Cầu chì điện có bị nỗ không?
- Điều khiển nhiệt độ được đặt đúng chưa
- Thiết bị có tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hay được lắp đặt gần lò sưởi không?
- Thiết bị có đủ khoảng trống tính từ tường theo tất cả các hướng không?
Nguyên nhân:
- Điều khiển nhiệt độ được đặt đúng chưa ( không đặt ở số lạnh nhất )
- Nếu đồ ăn là nước hoặc rất ẩm, điều khiển nhiệt độ có bị đặt quá lạnh ở nhiệt độ “quá lạnh” không.
- Nhiệt độ xung quanh có quá thấp không.
- Nắp của ngăn làm tươi có đóng không?
- Tủ lạnh có được lắp đặt trên bề mặt phẳng, ổn định không?
- Thiết bị có bị đặt quá gần tường không?
- Có vật gì đằng sau hoặc bên dưới tủ lạnh không?
- Có phải âm thanh phát ra từ máy nén không?
- Nhiệt độ xung quanh tủ lạnh có cao không?
- Có sương hình thành bên ngoài của thiết bị do đổ ẩm cao không?
- Bạn có để thức ăn hỏng trong tủ lạnh không?
- Tất cả thức ăn đã được lưu trữ trong hộp đựng kín chưa?
- Có chất lỏng tụ lại dưới đáy của hộp đựng rau không?
- Khe bay hơi của ngăn làm đông có bị chặn không?
- Khay bay hơi ở phía sau của tủ lạnh có mùi hôi không?
- Cửa có được đóng chặ không?
- Khe bay hơi có bị chặn không?
- có đủ khoảng trống để lưu thông không khí hiệu quả không?
- Bạn có để cửa mở trong thời gian dài không?
- Có phải chất lỏng được lưu trữ mà không có nắp đậy không?
TỰ KHẮC PHỤ SỰ CỐ TRƯỚC KHI GỌI THỢ +
- Phích cắm được kết nối đúng chưa?
- Cầu chì điện có bị nỗ không?
- Điều khiển nhiệt độ được đặt đúng chưa
- Thiết bị có tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hay được lắp đặt gần lò sưởi không?
- Thiết bị có đủ khoảng trống tính từ tường theo tất cả các hướng không?
Nguyên nhân:
- Điều khiển nhiệt độ được đặt đúng chưa ( không đặt ở số lạnh nhất )
- Nếu đồ ăn là nước hoặc rất ẩm, điều khiển nhiệt độ có bị đặt quá lạnh ở nhiệt độ “quá lạnh” không.
- Nhiệt độ xung quanh có quá thấp không.
- Nắp của ngăn làm tươi có đóng không?
- Tủ lạnh có được lắp đặt trên bề mặt phẳng, ổn định không?
- Thiết bị có bị đặt quá gần tường không?
- Có vật gì đằng sau hoặc bên dưới tủ lạnh không?
- Có phải âm thanh phát ra từ máy nén không?
- Nhiệt độ xung quanh tủ lạnh có cao không?
- Có sương hình thành bên ngoài của thiết bị do đổ ẩm cao không?
- Bạn có để thức ăn hỏng trong tủ lạnh không?
- Tất cả thức ăn đã được lưu trữ trong hộp đựng kín chưa?
- Có chất lỏng tụ lại dưới đáy của hộp đựng rau không?
- Khe bay hơi của ngăn làm đông có bị chặn không?
- Khay bay hơi ở phía sau của tủ lạnh có mùi hôi không?
- Cửa có được đóng chặ không?
- Khe bay hơi có bị chặn không?
- có đủ khoảng trống để lưu thông không khí hiệu quả không?
- Bạn có để cửa mở trong thời gian dài không?
- Có phải chất lỏng được lưu trữ mà không có nắp đậy không?